Quy trình sản xuất phim quảng cáo trên truyền hình (TVC)
Nhìn chung, một TVC ra đời cần phải trải qua hai bộ phận: agency và production house. Agency sẽ đưa ra ý tưởng, viết kịch bản còn production house sẽ tiến hành sản xuất, biến ý tưởng đó thành TVC hoàn chỉnh.
1. Giai đoạn sáng tạo ý tưởng:
Tiếp nhận yêu cầu khách hàng
Đầu tiên, bộ phận dịch vụ khách hàng (account) của agency sẽ tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng. Khách hàng sẽ cung cấp thông tin, yêu cầu cho bên agency để làm thành bản tóm tắt từ phía khách hàng (client brief). Bản tóm tắt khách hàng sẽ nghiên cứu việc lập kế hoạch và các chiến dịch quảng cáo. Khách hàng sẽ giải thích rõ họ muốn kết quả của chiến dịch là gì, thị trường mục tiêu của họ là ai, hạn chót là khi nào, khi nào thì chiến dịch được phát đi hoặc được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Agency sẽ đưa ra các ý kiến hỗ trợ như xem xét các yêu cầu từ phía khách hàng, giải thích việc sử dụng ngân sách cho quảng cáo, những gì mà khách hàng có thể kỳ vọng từ sản phẩm quảng cáo sau cùng, đưa ra bản giải trình các cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, họ đóng góp gì trong quá trình đó.
Bản creative brief
Sau đó, bản creative brief sẽ được soạn ra. Bản creative brief sẽ cung cấp cho bộ phận sáng tạo những thông tin căn bản, các yêu cầu cụ thể về mục tiêu phải đạt được sau quá trình sáng tạo. Bản creative sẽ phải chỉ ra được mục đích của quảng cáo này là gì, ai là người mà mẫu quảng cáo này nhắm tới, những yếu tố bắt buộc nào cần thể hiện trong quảng cáo (logo, màu sắc, hình ảnh sản phẩm,…), ai là người đại diện cho khách hàng chịu trách nhiệm duyệt mẫu quảng cáo,…
Định hướng sáng tạo
Từ bản creative brief, giám đốc chiến lược truyền thông, giám đốc dịch vụ khách hàng và giám đốc sáng tạo tiến hành các cuộc thảo luận để định hướng sáng tạo. Sau đó, những người khác trong đội sáng tạo là copywriter, thiết kế, hoa sĩ thể hiện … cùng suy nghĩ về ý tưởng chủ đạo, rồi phát triển ý tưởng chủ đạo (concept) được chọn thành những ý tưởng cụ thể hơn (idea) qua những buổi huy động trí tuệ tập thể brainstorm. Yêu cầu tối quan trọng là bám sát những thông tin từ bản creative brief để sáng tạo đúng hướng.
Ý tưởng chủ đạo (Concept): là ý tưởng nền chung nhất cho quảng cáo, chỉ dài khoảng một vài từ, không qua vài câu. Một ý tưởng chủ đạo tốt có thể kích hoạt tư duy hình ảnh để tạo nên những ý tưởng cụ thể hơn. Do đó, một ý tưởng chủ đạo có thể phát triển ra rất nhiều kịch bản khác nhau.
Ý tưởng (Idea): dựa trên tinh thần chung mà ý tưởng chủ đề đã xác định, các ý tưởng cụ thể hơn về những câu chuyện , câu nói …
Ví dụ như OMO đã có concept về trẻ em học hỏi, làm những điều hay lẽ phải mà không phải bận tâm hay lo lắng về những vết bẩn có thể gây ra trong quá trình học hỏi đó. Từ concept chung đó đã phát triển ra nhiều ý tưởng (idea). Ý tưởng TVC của OMO có thể là một cậu bé tập tành chế tạo một chiếc xe chở bà đi chơi, trong quá trình làm đã để dầu mỡ xe bắn hết lên áo. Hoặc 2 cô cậu bé cùng làm một món quà tết cho bà, trồng cây và trang trí chậu hoa, trong quá trình làm cũng đã khiến màu dính bẩn hết lên áo. Cũng có thể là hình ảnh những em nhỏ trồng cây tặng mẹ mà để áo dính bẩn bùn đất,…
Xây dựng kịch bản quảng cáo
Copywiter tiếp tục viết kịch bản văn học, tìm nhạc và các minh họa khác trong khi giám đốc nghệ thuật vẽ phác thảo ý tưởng. Từ những nguyên liệu: kịch bản văn học (thể hiện chi tiết bằng lời các cảnh sẽ xuất hiện hiện trong TVC theo diễn tiến câu chuyện), bản vẽ phác bằng tay các hình ảnh của nhân vật chính, đội sáng tạo cho ra đời storyboard (là kịch bản dưới dạng hình ảnh miêu tả các cảnh quay cơ bản và các phần âm thanh tương ứng. Kịch bản hình ảnh này sẽ giúp khách hàng có những hình dung sơ lược về TVC. Nó đóng vai trò là điểm trung gian giữa ý tưởng ban đầu và phim hoàn thiện). Xây dựng kịch bản hình ảnh rất cần thiết vì kịch bản hình ảnh thống nhất hình dung của tất cả những ai tham gia thực hiện TVC về cách mà ý tưởng sẽ được hiện thực hóa. Trước một kịch bản văn học, mỗi người lại có một tưởng tượng của riêng mình. Hơn nữa, nhờ kịch bản hình ảnh, khách hàng dễ dàng phát hiện những điểm họ chưa ưng ý. Họ có thể đưa ra những yêu cầu chỉnh sửa trước quá trình quay phim để đảm bảo những minh họa trong quảng cáo là phù hợp với hình ảnh thương hiệu, sản phẩm…
2. Giai đoạn sản xuất làm phim quảng cáo
Lúc này, kịch bản, bản thảo, thuyết minh, storyboard sẽ được gửi xuống Production house để tiến hành sản xuất TVC.
Giai đoạn sản xuất này có thể chia thành ba giai đoạn nhỏ hơn: Tiền sản xuất (Pre -production), Sản xuất (Production), Hậu sản xuất (Post-Production).
Quy trình sản xuất phim quảng cáo ( TVC) – storyboard 123 Fower
Tiền sản xuất (Pre – Production):
Từ storyboard mà bên agency gửi xuống, trước khi quay, bên production house phải xây dựng kịch bản quay (shooting board).
Đây cũng là giai đoạn tuyển chọn diễn viên, lựa chọn âm nhạc, chuẩn bị trường quay, đồ dùng cần thiết cho sân khấu. Nhà sản xuất sẽ phải xem lại từng tuần để chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và thoải mái khi biết họ đi đúng hướng.
Bộ phận hậu cần phải có bảng thông tin cần thiết bao gồm địa điểm ghi hình, hướng đi, thời gian, địa chỉ liên hệ của tất cả những người liên quan đến buổi ghi hình. Trước khi tiến hành quay cần phải thuyết trình lần cuối để nhận được sự đồng ý của khách hàng, ôn lại các bước, các chi tiết của sản xuất với khách hàng để chắc chắn khách hàng hiểu cặn kẽ mọi thứ sẽ diễn ra.
Sản xuất (Production):
Đây là quá trình quay và dựng bản thô.
Trong ngày bấm máy, nhà sản xuất phải chắc chắn đội sản xuất đến đúng giờ và từng cá nhân liên quan đến việc bấm máy cho quảng cáo, phải đảm bảo một buổi ghi hình không có trục trặc để đạt đúng tiến độ đã đề ra.
Các thành viên quan trọng của nhóm sản xuất trong buổi ghi hình gồm có: nhà sản xuất, đạo diễn, quản lý sản xuất, đội diễn viên, trợ lý âm thanh, ánh sáng, đội quay,… Ngoài ra còn có người giám sát để hỗ trợ cho đạo diễn, đảm bảo ghi được đoạn bằng hình cần thiết, kiểm tra lại ánh sáng và bất cứ ánh sáng phản xạ gây chiếu nào.
Nếu như quay một cảnh của phim truyện mất 1 giờ thì sản xuất TVC phải mất 5 giờ trở lên. Khó nhất là ở các khâu chuẩn bị bối cảnh, ánh sáng, diễn xuất, phối hợp các động tác của máy quay với diễn viên….v.v. Thậm chí, sản xuất một TVC chỉ có 30 giây nhưng thực hiện việc quay phim có khi lên đến cả tháng trời, chưa kể phần hậu kỳ để hoàn thành phim. (Đó là những phim TVC có kinh phí lớn, có sự đầu tư bài bản công phu của nhà đầu tư, nhà sản xuất).
Hậu sản xuất (post – production)
Đây là giai đoạn chỉnh sửa phim, thêm hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, biên tập, sửa chữa,… cũng như kiểm tra lại thật kĩ để sửa lỗi (nếu có).
Từ quy trình phức tạp trên, có thể nhận định, đằng sau một TVC chỉ 15s, 20s hoặc 30s trên truyền hình là cả một quy trình với nhiều bước, nhiều giai đoạn cụ thể, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và sự chuyên môn hóa cao, đồng thời phải có cả một ê kíp lành nghề và không ngừng sáng tạo với trang thiết bị đầy đủ và hiện đại.
Bởi vậy mà làm ra được một TVC chất lượng là cả chặng đường gian nan và giá thành để sản xuất một TVC cũng không hề rẻ.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất TVC và giúp khách hàng của mình quảng cáo trên các đài truyền hình uy tín và hiệu quả. Garden Media luôn mang đến cho khách hàng của mình sự hài lòng cao nhất về chất lượng và giá cả.
Chỉnh sửa và hoàn thiện TVC -> thành phẩm
Video trấn thành.
Vui lòng Liên hệ để được tư vấn miễn phí!
Garden Media – Quảng cáo Truyền hình toàn quốc
Hotline: 0939 229 289 – Email: gardenmedia.qc@gmail.com